Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

Bài 1: Xin chào (你好)

1
Bài đọc
  • A: 你好 !Nǐ hǎo
  • B: 你好 !Nǐ hǎo
2
Từ mới
TTChữNghĩaHán Việt
1
số 1nhất
2
số 5ngũ
3
số 8bát
4
to, lớn, cảđại
5
khôngbất
6
kǒu
miệngkhẩu
7
bái
trắngbạch
8
phụ nữ, con gái, nữnữ
9
con ngựa
10
anh, chị, bạn...nhĩ
11
hǎo
tốt, đẹp, hay, ngonhảo

3
Ngữ âm

1. Thanh mẫu

b - âm tắc, trong, không bật hơi, hai môi khép. Khi phát âm, hai môi khép, khoang miệng chứa đầy khí, hai môi bật mở nhanh khiến không khí đột ngột bật ra, thường gọi là âm không bật hơi, đới thanh không rung. [Gần giống âm “p” (trong tiếng việt).]
p - âm tắc, trong, không bật hơi, hai môi khép. Bộ vị phát âm giống với âm bị dòng không khí bị lực ép đẩy ra ngoài, thường gọi là bật hơi. Thanh đới không rung. [Âm phát ra nhẹ hơn âm “p” (trong tiếng việt) nhưng bật hơi.]
m - âm mũi, không bật hơi, hai môi khép. Khi phát âm hai môi khép, ngạc mềm và lưỡi con rủ xuống, luồng khí theo khoang mũi ra ngoài, thanh đới rung. [Gần giống âm “m”.]
f - âm môi răng, xát trong. Khi phát âm răng trên tiếp xúc với môi dưới, luồng hơi ma sát thoát ra ngoài. Dây thanh không rung. [Gần giống âm “ph”.]
d - âm đầu lưỡi (chân răng), tắc, trong, không bật hơi. Khi phát âm đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, khoang miệng trữ hơi rồi đầu lưỡi hạ thật nhanh xuống khiến luồng hơi đột ngột ra ngoài. Dây thanh không rung. [ Gần giống âm “t” (trong tiếng Việt).]
t - âm đầu lưỡi (chân răng), trong và tắc, bật hơi, vị trí âm giống như âm /d/, khi luồng hơi từ trong miệng bật ra, cần phải đầy mạnh hơi ra. Dây thanh không rung. [Gần giống âm “th”.]
n - âm đầu lưỡi, lợi trên, mũi. Khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào lợi trên, ngạc mềm và lưỡi cong hạ xuống, khoang mũi mở, dây thanh rung. [Gần giống âm “n”.]
l - âm biên đầu lưỡi chân răng, khi phát âm đầu lưỡi chạm vào lợi trên, so với âm /n/ lùi về phía sau nhiều hơn, luồng hơi theo hai bên đầu lưỡi ra ngoài. Dây thanh rung. [Gần giống âm “l”.]
g - âm cuống lưỡi, trong và tắc, không bật hơi. Khi phát âm phần cuống lưỡi nâng cao sát ngạc mềm. Sau khi trữ hơi, hạ nhanh phần xuống lưỡi xuống, để hơi bật ra ngoài một cách đột ngột. Dây thanh không rung. [Gần giống âm “c, k” (trong tiếng Việt).]
k - âm cuống lưỡi, tắc trong, bật hơi. Khi phát âm, bộ vị của âm giống âm /g/. Lúc luồng hơi từ trong miệng bật ra đột ngột, cần đưa hơi mạnh. Dây thanh không rung. [Gần giống âm “kh”. Đọc giống âm “g” phía trên nhưng bật hơi.]
h - âm cuống lưỡi, xát trong, bật hơi. Khi phát âm cuống lưỡi tiếp cận với ngạc mềm, luồng hơi từ trong khoang giữa ma sát đi ra. Dây thanh không rung. [Gần giống âm giữa “kh và h” (thiên về âm “kh” nhiều hơn).]

2. Vận mẫu

a - Miệng mở rộng, lưỡi ở vị trí thấp nhất. Không tròn môi. [Gần giống “a” (trong tiếng Việt).]
o - Miệng mở vừa phải, lưỡi hơi cao, nghiêng về phía sau, tròn môi. [Gần giống “ô” (trong tiếng Việt).]
e - Miệng mở vừa phải, lưỡi để hơi cao, nghiêng về phía sau, không tròn môi. [Nằm giữa “ơ” và “ưa”(trong tiếng Việt).]
i - Miệng hé, môi dẹt, lưỡi để cao, nghiêng về phía trước. [Gần giống “i”(trong tiếng Việt).]
u - Miệng hé, môi tròn, lưỡi để cao, nghiêng về phía sau. [Gần giống “u”(trong tiếng Việt).]
ü - Vị trí lưỡi cũng giống như /i/ nhưng phải tròn môi, độ mở của miệng cũng giống như phát âm /u/. [Gần giống “uy”(trong tiếng Việt).]
ai - Đọc hơi kéo dài âm /a/ rồi chuyển sang /i/. [Gần giống “ai”(trong tiếng Việt).]
ei - Đọc hơi kéo dài âm /e/ rồi chuyển sang âm /i/. [Gần giống “ây”(trong tiếng Việt).]
ao - Đọc hơi kéo dài âm /a/ rồi chuyển sang âm /o/. [Gần giống “ao”(trong tiếng Việt).]
ou - Đọc hơi kéo dài âm /o/ rồi chuyển sang âm /u/. [Gần giống “âu”(trong tiếng Việt).]
Chú thích:
– i, u, ü có thể tự làm thành âm tiết. Khi đó chúng được viết yi, wu, yu

3. Ghép âm

aoeiuüaieiaoou
bbabobibubaibeibao
ppapopipupaipeipaopou
mmamomemipumaimeimaomou
ffafofufeifou
ddadedidudaideidaodou
ttatetitutaitaotou
nnaneninunaineinaonou
llalelilulaileilaolou
ggagegugaigeigaogou
kkakekukaikeikaokou
hhahehuhaiheihaohou
yiwuyu

4. Thanh điệu


Hán ngữ tiếng phổ thông có 4 thanh điệu cơ bản:
- Thanh 1 (âm bình): Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt (độ cao 5-5).
- Thanh 2 (dương bình): Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt. Đọc từ trung bình lên cao (độ cao 3-5).
- Thanh 3 (thướng thanh): Đọc gần giống thanh hỏi nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa (độ cao 2-1-4).
- Thanh 4 (khứ thanh): Thanh này giống giữa dấu huyền và dấu nặng. Đọc từ cao nhất xuống thấp nhất (độ cao 5-1).
Ký hiệu thanh điệu viết trên nguyên âm chính. Khi nguyên âm "i" mang thanh điệu, phải bỏ dấu ở trên "i" đi. Ví dụ "nǐ", "shí". Khi vần của một âm tiết có từ 2 nguyên âm trở nên, ký hiệu thanh điệu phải viết trên âm có độ mở miệng lớn nhất. Ví dụ hǎo, mèi, lóu.
Lưu ý
– Quy tắc biến điệu: Khi hai âm tiết cùng mang thanh thứ ba đi cùng nhau, thì âm tiết đầu đọc thành thanh thứ hai. Ví dụ: Nǐ hǎo => Ní hǎo.
4
Bài tập

1. Thanh điệu

Đọc các âm sau
kōukóukǒukòu
bāibáibǎibài
hēihéihěihèi

2. Biến điệu

Đọc các âm sau
  • nǐhǎo => níhǎo
  • měihǎo => méihǎo
  • wǔbǎi => wúbǎi
  • běihǎi => béihǎi
  • gěiyǐ => géiyǐ
  • yǔfǎ => yúfǎ
  • kěyǐ => kéyǐ
  • fǔdǎo => fúdǎo

3. Phân biệt âm

a. Phân biệt thanh mẫu

bapadatagaka
bupudutuguku
baipaidaitaigaikai
baopaodaotaogaokao

b. Phân biệt vận mẫu

babahefo
paponemo
mamodebo
fafokepo
baibeipaopou
maimeihaohou
gaigeikaokou
haiheigaogou

c. Phân biệt âm, thanh điệu

hòufǒu
hēifēigǎikǎi
báipáigěiděi
běipéidàitàigǒukǒu

4. Nhận biết và tập đọc

dàitóutáitóudàlóutǎlóu
kèfúkèkǔdàyúdàyǔ
kèfúkèkǔdàyúdàyǔ
yùxífùxíměihǎoméilái

5. Hội thoại giao tiếp

Chào hỏi
A: nǐ hǎo
B: nǐ hǎo

6. Viết chữ Hán


SHARE THIS

Author:

Minhkinh.com xin chân thành cảm ơn Quý Bạn đọc đã xem bài viết này, nếu thấy hữu ích Bạn vui lòng tặng kênh 1 like và chia sẻ bài viết này tới bạn bè và người thân. Xin trân trọng cảm ơn Bạn rất nhiều!

0 nhận xét: